Âm hưởng của Hà Nội 36 phố phường
Trong bút ký Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam từng viết: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội”. Nhà văn cho rằng Hà Nội với 36 phố phường có vai trò đặc biệt như trái tim, biểu tượng của cả nước, là điểm đến mang giá trị văn hóa, thương mại, lịch sử ngàn đời.
Hà Nội với 36 phố phường có vai trò đặc biệt như trái tim của cả nước. (Ảnh: Shutterstock)
Với vị trí đắc địa - trung tâm, chốn Kinh Kỳ xưa thuận lợi buôn bán, trao đổi hàng hóa. Kẻ Chợ xưa cũng ven sông Hồng, phía Nam, phía Tây có sông Kim Ngưu và Tô Lịch… giúp dễ dàng di chuyển giao thương. “Nhất cận thị, nhị cận giang” là một trong những yếu tố giúp Thăng Long xưa phát triển.
Cũng chính từ xuất phát điểm là kinh đô, là nơi tâm điểm giao thương, Hà Nội bắt đầu hình thành phố phường và phát triển sầm uất hơn. Theo đó, thợ thủ công nhiều vùng khác nhau đổ về lập thành các phường nghề, mà nay là 36 phố phường với tên phố là chính mặt hàng được bày bán theo từng ngành hàng. Người mua, kẻ bán đông đảo dần tạo ra các cộng đồng dân cư, vừa sinh sống vừa làm việc, trao buổi buôn bán, hình thành nên bản sắc giao thương chốn Kinh Kỳ. Từ đó, tạo giá trị cộng hưởng nhiều lớp cho một điểm đến, đây vừa là nơi phát triển thương mại, kinh tế, vừa là nơi lưu giữ những giá trị phi vật thể, đại diện cho bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc.
Trải qua nhiều thế kỷ, những nét văn hóa đó dần trở thành “linh hồn” của Hà Nội. Giống như cách nhà văn Thạch Lam ví von Hà Nội có “cả vóc dáng và tâm hồn” để nói về nét đẹp những con phố, cũng như chiều sâu lịch sử văn hóa của chốn Kẻ Chợ xưa.
Ở Hà Nội hôm nay, người ta cảm nhận được hai dòng chảy ngược chiều nhưng hoà quyện. Một đô thị nhộn nhịp, năng động và hội nhập với lối kiến trúc hiện đại hiện lên qua những toà cao ốc, phố xá, cầu đường bên cạnh một dòng chảy ngầm mang hơi thở xa xưa của Thăng Long - Đông Đô, chốn Kinh Kỳ hào hoa, sầm uất với 36 phố phường.
Nhà phố thương mại hai cửa lưu nét ý nhị người Tràng An
Thành phố càng hiện đại, những giá trị tinh thần về mảnh đất, cốt cách người Tràng An lại càng được trân trọng, nối truyền. Nói về nếp sống ý nhị, tinh tế của người Hà Nội, nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Đạo Thúy từng nhận định: “Người Hà Nội chuộng lối sống khoan hòa, giản dị, tránh tiếng xa hoa, không thích phô trương. Dù giàu sang, áo có mớ năm mớ bảy, cũng phủ một chiếc áo thâm hay tam giang.”
Thế nên, cho dù gắn mình với hoạt động kinh doanh, buôn bán thì những hộ gia đình nơi phố cổ vẫn chuộng lối thiết kế hai cửa để tách biệt lối đi riêng tư với mặt tiền giao thương. Ngày nay, đâu đó người ta vẫn còn thấy dấu tích của những căn nhà phố hai cửa như trên phố Cầu Gỗ - Đinh Tiên Hoàng hay Hàng Cháo - Hàng Bột (Tôn Đức Thắng)… Với những người “nặng lòng” với kiến trúc Hà Nội cổ chắc hẳn sẽ rất hụt hẫng nếu một ngày những “di sản” phố cuối cùng ấy không còn nữa.
Những căn nhà phố thương mại cũ dần trở nên chật chội khi phải “gánh” cả chức năng để ở và kinh doanh. (Ảnh: Shutterstock)
Hiện tại, những căn nhà phố cổ đang được định giá lên đến hàng tỷ đồng mỗi m2. Mức giá cao ngất ngưởng ấy không chỉ được định tính đơn thuần bằng diện tích, mà còn được xác định bởi vị trí trung tâm của một bất động sản điểm đến, tích hợp các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, là không gian tiêu biểu và chứa đựng hồn cốt của thủ đô nghìn năm.
Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, các căn nhà phố cũ nơi phố cổ với tuổi thọ vài thập kỷ đã trở nên quá chật chội và xuống cấp. Hạn chế về không gian, diện tích, sinh hoạt chung, giao thông, cảnh quan, cây xanh… là hàng loạt vấn đề đang tồn tại, khiến nhà phố cũ không còn là môi trường lý tưởng đáp ứng được cả hai nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh.
Báo cáo thị trường quý I của JLL cho biết, loại hình nhà phố thương mại đang là xu hướng lựa chọn mới của người dân Hà Nội, đặc biệt là các căn nhà phố thương mại nằm trong các dự án quy mô lớn, nhờ lượng cư dân nội khu lớn nên tiềm năng cao khi cho thuê lại các căn này làm nhà hàng, văn phòng, quán cà phê.
Một bất động sản điểm đến mới của thủ đô
Hà Nội vốn xa hoa, mang dư vị ngọt ngào đến vậy, thế nhưng đang đối mặt với thực trạng: thiếu những điểm đến mới dành cho cộng đồng và những điểm đến hiện tại đang dần trở nên quá tải.
Những điểm dừng chân hấp dẫn dành cho khách tham quan, du lịch hay chính người dân bản địa hiện vẫn chỉ giới hạn chủ yếu ở Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, 36 phố phường, chợ Đồng Xuân, Nhà Hát Lớn, Lăng Bác hay Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ lại có xu hướng tìm kiếm những trung tâm thương mại đa chức năng - nơi có thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng như mua sắm, vui chơi, giải trí…
Thực tế, để tạo ra một bất động sản (BĐS) điểm đến mới không khó, nhưng làm thế nào để điểm đến ấy thực sự trở thành một cầu nối gắn kết cộng đồng thì lại chẳng dễ dàng. Với tầm nhìn và sứ mệnh tiên phong trong việc kiến tạo đô thị văn minh, chủ đầu tư Bitexco đã quyết định xây dựng khu đô thị The Manor Central Park với mong muốn biến nơi đây trở thành một BĐS điểm đến, mang âm hưởng của 36 phố phường nhưng không thiếu đi màu sắc hiện đại.
The Manor Central Park - Điểm đến mới mang âm hưởng 36 phố phường
Theo chủ đầu tư, vị trí đắc địa của khu đô thị ngay tại cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội chính là “toạ độ vàng” cho giao thương hội tụ. Giá trị của trung tâm vì thế được chủ đầu tư Bitexco đặc biệt dành để xây dựng nên khu thương mại sầm uất bậc nhất thủ đô, kết nối với nhiều tuyến giao thông huyết mạch, gần nhiều trường học, bệnh viện lớn của khu vực…
Không chỉ vậy, với lợi thế liền kề Công viên Chu Văn An và sở hữu hệ tiện ích nội khu đa dạng: Phố đi bộ tấp nập, Quảng trường Châu Âu, Công Viên Trung Tâm rộng 6,6ha (bằng diện tích Hồ Hoàn Kiếm)…, nơi đây hứa hẹn trở thành điểm đến của nhiều hoạt động cộng đồng như các sự kiện âm nhạc, hội chợ, lễ hội văn hóa được tổ chức tại những không gian công cộng trong nội khu.
Nét duyên phố cũ được Bitexco khéo đưa vào trong thiết kế tinh tế của các căn nhà phố thương mại hai cửa, giúp gia chủ tách hoạt động kinh doanh với cuộc sống sinh hoạt riêng tư của gia đình, để cư dân vừa an cư vừa lạc nghiệp. Các dãy nhà phố thương mại nối tiếp với quy hoạch và kiến trúc đồng bộ, sang trọng sẽ tạo nên các “phố Hàng” hiện đại trong khu đô thị, góp phần đem đến diện mạo mới cho khu vực.
Với The Manor Central Park, Tập đoàn Bitexco không chỉ tạo dựng được một chốn giao thương sôi động, mà còn mang tới cho người dân thủ đô một điểm đến văn hóa, kết nối cộng đồng, một nơi nhất - định - phải - đến với bất cứ vị khách nào có dịp đặt chân tới thủ đô.
Mọi thông tin về dự án The Manor Central Park, vui lòng liên hệ:
Đơn vị phân phối độc quyền: Cen Land
Hotline bán hàng: 0888 464 345