Hầu hết các tòa chung cư hiện đại đều có tầng đế Shophouse được dùng để làm tiện ích để mua sắm, giải trí. Vậy, "shophouse là gì? Shophouse có đặc điểm gì?" mà chúng thường nằm dưới đáy chung cư thì CenHomes sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây.
Shophouse là gì?
Shophouse (Nhà phố thương mại hoặc Căn hộ kinh doanh) là mô hình căn hộ/nhà ở sử dụng cho mục đích kinh doanh kết hợp cư trú thường xuất hiện ở tầng đế chung cư hoặc dãy phố thương mại có nhà liền kề. Shophouse được ghép bởi từ Shop (Cửa hàng) và House (Nhà ở) xuất hiện lần đầu vào năm 1950 và dần trở nên phổ biến hơn ở khu vực Đông Nam Á thời gian sau đó.
Tại các nước phát triển, shophouse được sử dụng như một loại hình bất động sản tiềm năng tạo thành các dãy mua sắm sầm uất. Còn ở thị trường Việt Nam, shophouse tiếp tục thể hiện thế mạnh đa chức năng và được đánh giá thu hút nhiều nhà đầu tư.
Shophouse có những đặc điểm gì?
1. Vị trí tốt
Shophouse là loại hình được phát triển chủ yếu tại các khu chung cư lớn, khu đô thị hoặc những dự án quy mô. Do đó, lượng khách hàng giao thương tại shophouse luôn lớn và tiềm năng, đảm bảo lợi nhuận kinh doanh.
Ngoài ra, với tính chất vừa ở vừa kinh doanh, shophouse luôn được ưu tiên vị trí đắc địa của tòa nhà hay khu đô thị để thuận tiện kinh doanh, thu hút khách hàng. Do đó, bên cạnh cư dân nội khu, khách hàng di chuyển qua shophouse cũng là khách hàng tiềm năng.
2. Số lượng ít
Theo quy đinh, tại mỗi dự án để đảm bảo chất lượng cũng như tiềm năng kinh doanh, shophouse chiếm từ 2-3% mỗi khu đô thị hoặc chung cư. Đối với dự án quy mô lớn, số lượng shophouse có thể lên 5%. Số lượng có hạn cũng khiến loại hình này được đánh giá là không đủ cung trên thị trường.
3. Thiết kế thông minh
Mỗi shophouse sẽ bao gồm 2 không gian được thiết kế riêng biệt. Tầng 1 dành cho không gian kinh doanh, tầng 2 dành cho diện tích để ở. Do đó, shophouse luôn được ưa chuộng đối với những khách hàng vừa có nhu cầu để ở, vừa có nhu cầu kinh doanh, sinh lời.
4. Lãi suất cao
Giới đầu tư đánh giá, shophouse có lãi suất khoảng từ 8-12%. Còn đối với mục đích kinh doanh tại shophouse, lãi suất tiềm năng được cho là luôn tốt do lợi thế kinh doanh quần thể, “buôn có bạn bán có phường”, kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau cùng một khu vực, chưa kể tới vị trí shophouse đẹp và nguồn khách hàng có sẵn.
Có nên đầu tư shophouse không?
Bên cạnh những ưu điểm, nếu muốn đầu tư, nhà đầu tư nên tìm hiểu cả những nhược điểm của loại hình này.
Ảnh minh họa
1. Giá thành tương đối cao
Do đặc điểm loại hình cùng số lượng không nhiều, nên giá thành shophouse được định giá khá cao. Đặc biệt, loại hình nhà gắn liền với đất là loại hình luôn được ưa chuộng tại Việt Nam.
2. Pháp lý
Về mặt pháp lý, shophouse chỉ được sở hữu trong vòng 50 năm.
3. Tính cộng đồng
Được phát triển theo mô hình dãy nhà phố thương mại, shophouse luôn được xây dựng theo dãy và phát triển nhiều ngành nghề khác nhau, tạo nên một cộng đồng kinh doanh sầm uất. Nhờ đó, khách hàng tới các dãy shophouse cũng được phục vụ đầy đủ all-in-one mà không phải di chuyển nhiều nơi.
Shophouse với lợi thế của mình vẫn đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và khách hàng muốn mua nhà vừa để ở và kinh doanh. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho ai đang có nhu cầu muốn đầu tư loại hình này.