Kiến trúc Pháp là một trong những kiến trúc rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên thế giới. Tại Việt Nam, kiến trúc Pháp cũng được áp dụng cho nhiều công trình từ những công trình công cộng cho đến công trình nhà lẻ.
Là một đất nước được mệnh danh là “kinh đô thời trang” của thế giới, Pháp không chỉ được cả thế giới ngưỡng mộ về lĩnh vực thời trang, mà còn là cái nôi của những kiến trúc sư hàng đầu thế giới, với hàng loạt các công trình với kiến trúc pháp cổ lộng lẫy, nguy nha.
Vậy kiến trúc pháp có những đặc điểm gì và được áp dụng ở Việt Nam như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nghiên cứu về phong cách thiết kế sang bậc nhất thế giới này.
Kiến trúc pháp cổ
Đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các giai đoạn cũng như lịch sử của kiến trúc Pháp.
Kiến trúc Pháp nói riêng và toàn bộ kiến trục cổ nói chung, được tả qua các giai đoạn kiến trúc như kiến trúc Trung cổ, kiến trúc Byzantine, Roman, Gothic,…cho đến những kiến trúc mới như kiến trúc Art Deco, Art Nouveau,… Trong đó, theo các chuyên gia kiến trúc, kiến trúc pháp được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những kiến trúc mới và giữ gìn các phong cách kiến trúc cổ.
Kiến trúc Pháp với nhà pháp cổ
Trong kiến trúc Pháp, đặc điểm nổi bật nhất chúng ta có thể thấy là việc sử dụng những khối bê tông, các chi tiết vòm và hầm riêng biệt. Bắt đầu từ thời La Mã, những tàn tích của một số thiết kế Galo-Roman đáng chú ý ở Pháp đã được bảo tồn như Bảo tàng Gallo-Roman Lyon-Fourvière ở Lyon, Maison Carree và Amphiteatre ở Nimes hoặc Alyscamps ở Arles.
Sang đến thời kỳ tiền kiến trúc Roman, phong cách truyền thống nhà thờ La Mã trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, có sự kết hợp bởi các kiến trúc khác như Syria và Armenia.
Vị trí thay đổi của sarcophagus, được nâng lên để có thể nhìn thấy được được các chuyên gia kiến trúc cho là do người Pháo cổ đã phát minh ra.
Trong thời kì Roman, kiến trúc Pháp có nhiều khác biệt hẳn so với thời kì trước bao gồm tường được xây dày, trụ cầu giúp các mái vòm nổi lên, trên mặt tiền và cấu trúc có sự lặp lại nhịp nhàng.
Sang đến giai đoạn từ đầu thế kỷ 13 trở đi, các đỉnh cao, ngọn tháp dài là đặc trưng. Những tính năng này đã thúc đẩy phong cách Gothic dễ nhận biết sau này của kiến trúc Pháp cổ.
Từ giữa thế kỷ 12 cho đến 1500, kiến trúc Gothic của Pháp được sử dụng phổ biến nhất Châu Âu. Kiến trúc Gothic theo lịch sử được chia thành các phong cách riêng biệt, bao gồm phong cách Gothic, Gothic cao, Rayonnant và Late hoặc Flamboyant.
Kiến trúc Gothic sẽ được nhận ra dễ dàng với các vòm nhọn và các bức tường cao và trần nhà cao.
Kiến trúc Baroque Pháp thì được nở rộ trong thời gian trị vì của ba vị vua nổi tiếng Louis XIII, XIV và XV.
Trong khi kiến trúc thời Phục hưng và Baroque đều có liên hệ với Ý, Rococo (đôi khi được đánh vần là Roccoco) là phong cách kiến trúc Pháp ngay từ đầu.
Mẫu nhà ống 3 tầng kiến trúc pháp
Với vẻ đẹp sang trọng, cổ điển, uy nghi,… kiến trúc Pháp là một trong những kiểu kiến trúc được áp dụng nhiều nhất tại các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, khi áp dụng kiểu kiến trúc này, do sự cầu kì và phức tạp trong kiến trúc, gia chủ cần chú ý những điều sau đây:
+ Diện tích đất: Nhà kiến trúc Pháp có thể không cần diện tích quá lớn, vì có thể áp dụng cho nhà ống. Tuy nhiên, cũng không nên quá nhỏ để có thể thể hiện hết ý đồ của nhà thiết kế cũng như có không gian để khoe được nét đẹp của ngôi nhà.
+ Chi phí xây dựng: Không đơn thuần như những kiến trúc thông thường, sử dụng kiến trúc Pháp trong thiết kế đòi hỏi chi phí xây dựng cao hơn cũng như chi phí cho nguyên vật liệu đắt hơn nhiều.
+ Đơn vị thi công: Do các chi tiết cần tỉ mỉ và có những yêu cầu nghiêm ngặt, những gia chủ muốn sở hữu ngôi nhà kiến trúc Pháp không chỉ cần sự hỗ trợ của những kiến trúc sư chuyên nghiệp mà ngay cả đơn vị thi công cũng cần tay nghề cao, để chất lượng công trình được đảm bảo.
Dưới đây là những mẫu nhà kiến trúc Pháp bạn có thể tham khảo.
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về kiến trúc Pháp, một kiểu kiến trúc đặc trưng và rất nổi bật của thế giới. Ngôi nhà với kiến trúc Pháp chắc chắn sẽ nổi bật tại khu vực mà nó được xây dựng.
Xem thêm:
[Mới 2019] 5 Mâu biệt thự 1 tầng mái thái chi phí khoảng 1 tỷ đồng