TP. Hà Nội nghiên cứu xây dựng nhiều bãi đỗ xe ngầm
Ngoài hai dự án trên, Hà Nội còn kêu gọi nhà đầu tư xem xét những địa điểm khác như: trước cửa Nhà hát lớn; trước cửa Công viên Thống Nhất; sân trước, sân sau của Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô... Lãnh đạo thành phố cho hay cần hai năm để thiết kế một bãi đỗ xe ngầm; số tiền đầu tư bỏ ra khá lớn như dự án bãi xe ngầm tại Cung thể thao Quần Ngựa là 2.700 tỷ đồng; thời gian hoàn vốn lâu (khoảng 30-35 năm). Từ tháng 7/2016, Hà Nội đã yêu cầu tất cả công trình cao tầng trên địa bàn phải có 3 tầng hầm và mỗi căn hộ phải đảm bảo hai chỗ đỗ ôtô. Mới đây, thành phố còn yêu cầu phải quy hoạch diện tích đất để sau này sẽ làm trạm điện phục vụ ôtô điện. Ưu tiên xây nhà cao tầng tại khu vực vành đai Về ý kiến cho rằng thành phố xây nhiều nhà cao tầng khiến giao thông ùn tắc, hạ tầng quá tải, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết thành phố khuyến khích xây cao tầng ở ngoài vành đai 3, 4.
Chủ tịch Hà Nội cho rằng nhà cao tầng là xu thế tất yếu
Lãnh đạo Hà Nội cho biết, trong chuyến tháp tùng Thủ tướng đi Singapore mới đây, ông đã làm việc với bộ phận quản lý đô thị của nước bạn và thấy "xu hướng xây dựng nhà cao tầng là tất yếu, không có con đường nào khác, bởi vì người tăng lên, đất thì có hạn". Ông Chung dẫn chứng, Singapore có diện tích khoảng hơn 650km2 nhưng có hơn 6.400 nhà cao từ 20 tầng trở lên, mật độ xây dựng dày đặc. Ông nói: "Hà Nội xảy ra ùn tắc do các phương tiện giao thông tăng quá nhanh. Cụ thể, đến nay số lượng ôtô khoảng 620.000 (chưa kể xe của các lực lượng vũ trang), xe máy 5,5 triệu. Bên cạnh đó, ý thức khi tham gia giao thông một bộ phận người dân chưa cao...". Hà Nội đang tập trung quy hoạch, xây dựng đô thị vệ tinh để giãn dân nội đô. Thành phố hiện đã quy hoạch xong 3 khu vực là Hoà Lạc, Sóc Sơn và Sơn Tây; thời gian tới sẽ hoàn thành đô thị vệ tinh Phú Xuyên, Xuân Mai. Theo VnExpress