Đánh giá vị trí của shophouse
Shophouse chủ yếu dùng để vừa ở vừa kinh doanh, hoặc cho thuê lại, vì vậy yếu tố vị trí cần đặt lên hàng đầu. Những căn shophouse mặt tiền lớn, có vỉa hè rộng, gần các trục đường huyết mạch, giao thông thuận tiện, nằm trong khu đô thị hay tại nơi dân cư đông đúc sẽ là lý tưởng nhất. Không chỉ tiện kinh doanh mà các shophouse này cũng sẽ dễ chuyển nhượng lại với giá cao hơn so với những vị trí khác.
Vị trí là yếu tố chủ chốt quyết định tới giá trị của shophouse
Các vấn đề pháp lý
Cũng như các bất động sản khác, khi mua bán shophouse khách hàng cũng cần đặc biệt lưu ý tới pháp lý, tính an toàn trong giao dịch của dự án.
Các điểm mà khách hàng cần quan tâm đó là: giấy phép xây dựng; năng lực của chủ đầu tư; thời hạn và quyền sở hữu shophouse; thời gian cam kết bàn giao; thỏa thuận về chi phí quản lý, dịch vụ, điện nước; điều kiện kinh doanh tại shophouse cùng các quy định liên quan… Đặc biệt về thời hạn sử dụng cần quan tâm vấn đề: shophouse có thời hạn sử dụng 50 năm hay lâu hơn, khi hết hạn thì có thể gia hạn thêm bao lâu?
Tiềm năng kinh doanh của shophouse
Để một sản phẩm bất động sản đem lại khả năng sinh lời cao, nhà đầu tư cần quan tâm đến tính thanh khoản của dự án đó. Nổi bật trong đó là khả năng kinh doanh của căn shophouse đó. Theo các chuyên gia, trung bình tỷ suất lợi nhuận của một căn shophouse có thể đạt từ 8 - 12%/năm tùy điều kiện thực tế.
Shophouse Bình Minh Garden - điểm sáng được nhiều khách hàng lựa chọn đầu tư
Đồng thời nhà đầu tư cũng cần xác định rõ đối tượng khách hàng chính tại shophouse của mình. Đối với shophouse trong các khu đô thị, trung tâm thương mại (TTTM) thì đối tượng chính là cư dân, khách tới các trung tâm thương mại đó. Đối với shophouse thuộc các khu nghỉ dưỡng thì đối tượng khách hàng chính là khách du lịch, khách nước ngoài. Nếu một TTTM vắng vẻ, ít khách tham quan mua sắm thì khả năng shophouse kinh doanh hoặc cho thuê sẽ kém hiệu quả hơn.
Tính toán đến những rủi ro có thể xảy ra
Một trong những kinh nghiệm đầu tư shophouse quan trọng cần biết chính là việc dự trù tới những rủi ro có thể xảy ra. Đối với bất cứ loại hình đầu tư nào, ngoài tính đến lợi nhuận sẽ đạt được, nhà đầu tư nên lường trước những rủi ro để có thể đề phòng và có phương án ứng phó.
Theo tính toán, mức đầu tư shophouse thường cao hơn ít nhất khoảng 20% so với căn hộ thông thường, vì vậy cần phải có những tính toán cẩn thận về tính thanh khoản, lợi nhuận và thời gian thu về lợi nhuận sau đầu tư, khả năng xoay vòng vốn của dự án. Shophouse thường có tính năng sử dụng khá rộng hơn những đầu tư khác, có thể chuyển đổi giữa đầu tư thương mại, dịch vụ và sinh hoạt. Điều này quyết định lớn tới đối tượng sử dụng, nguồn tài chính bỏ ra và khoản thu lại.
Trên đây là một số kinh nghiệm đầu tư shophouse căn bản mà quý vị cần biết để có thể đưa ra quyết định xuống tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thu lợi tốt từ shophouse.